Điểm tựa đó có thể là cha mẹ, là người chồng người vợ, là con cái, là bạn bè, là thầy cô. Điểm tựa ấy có thể là một nhân vật danh giá, nổi tiếng, giàu có đem lạ nhiều hứa hẹn. Chúng ta hy vọng nơi những người ấy sẽ luôn ở bên cạnh chúng ta, đặc biệt là những khi chúng ta gặp khó khăn, thất bại.

Một số người lại tìm cho mình điểm tựa nơi tiền bạc. Tiền bạc giúp giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống. Tiền bạc là một bảo đảm cho con người có được những gì mình muốn. Có một tài khoản kếch xù trong ngân hàng làm cho con người yên tâm, đặc biệt khi về già.

Một số người khác khác lại vươn xa hơn khi đi tìm quyền lực. Họ bất chấp mọi thủ đoạn, mọi cách, thậm chí bằng tiền bạc, để tiến thân, để có nhiều quyền. Khi đó, họ khẳng định vị trí của họ trong người khác và trong xã hội.

Tuy nhiên, nghịch lý và sự bi đát của cuộc đời, đó là tất cả mọi thứ trên đời này đều qua đi, không có gì vĩnh cửu trường tồn. Nên những điểm tựa vừa kể đều mong manh, hữu hạn, tạm bợ, hay thay đổi. Và rồi cuối cùng, cái chết sẽ chấm dứt tất cả.

Bên cạnh đó, mỗi người chúng ta đều có kinh nghiệm về sự bội bạc của con người là không giới hạn. Tiền bạc, danh vọng, quyền lực đều sẽ mau chóng tan thành như mây khói. Cha mẹ rồi sẽ già yếu, cũng sẽ qua đời. Bạn bè thậm chí bạn đời cũng có thể phản bội. Con cái cũng có thể lãng quên, bỏ rơi cha mẹ của mình.

Vậy đâu là điểm tựa vững chắc nhất, điểm tựa vĩnh cửu, đáng cho tôi đánh đổi tất cả để có được? Đọc lại Kinh Thánh, chúng ta có thể nhận thấy tác giả Thánh Vịnh đã dùng những hình ảnh rất cụ thể để Thiên Chúa như là điểm tựa tuyệt vời nhất, vượt xa tất cả mọi sự trên đời:
- Chúa là nguồn sức mạnh tôi
- Chúa là núi đá cho tôi nương ẩn
- Chúa là mục tử chăn dắt tôi
- Chúa là khiên mộc che chở tôi
- Chúa là gia nghiệp đời tôi
- Chúa là Đấng Cứu Độ tôi

Nhưng tại sao tôi vẫn cứ khát khao điên cuồng, loay hoay mỏi mệt tìm kiếm những điểm tựa trên trần gian, để rồi cuối cùng thất vọng, chán chường và đau khổ khi chúng không như chúng ta mong đợi. Chính Thánh Augustine thành Hippo (13.11.354- 28.8.430) cũng thú nhận về sự lầm lạc của mình: “Chúa vốn ở trong con mà con lại ở ngoài con, và tìm Chúa ở bên ngoài” ( Tự Thuật 10, XXVII, 38); và rồi ngài đã phát thốt lên một câu nói vừa hạnh phúc vừa đầy vẻ nuối tiếc: “Con yêu Chúa quá muộn màng” (Tự Thuật 10, XXVII,38).
Ước mong sao mỗi người chúng ta cất lên lời tha thiết như những lời thơ của đại thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (6.5.1861 – 7.8.1941):

Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế Người là tất cả của tôi.
Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi,
đến với Người trong mọi sự,
và dâng Người tình yêu trong mọi lúc.
Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người.
Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì,
nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người
và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi.

(Lời Dâng 34)
Next
Bài đăng Mới hơn
Previous
This is the last post.

VƯỜN VĂN

[VƯỜN VĂN][fbig1][#D58645]

VƯỜN THƠ

[VƯỜN THƠ][fbig1][#D58645]

TẠP VĂN

[TẠP VĂN][fbig1][#D58645]

Thủ thuật Blog

[Thủ Thuật Blog][fbig1][#D58645]
Được tạo bởi Blogger.